Tích cổ đồ là nói về những món đồ cổ; là những vật dụng thường ngày do con người sáng tạo ra. Trong quá khứ lịch sử; những đồ cổ này được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và chúng được bảo tồn. Cho đến nay, người ta quan niệm rằng đồ cổ; là những sản phẩm phải có tuổi đời từ 100 năm trở lên. Từ xưa đến nay, trong xã hội đã có nhiều người thích sưu tầm; những vật dụng có niên đại từ nhiều năm trước đây. Bởi những món đồ cổ đó được làm bằng tay; với trình độ vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân. Thuở xưa, đồ cổ có rất nhiều loại; chúng được làm bằng nhiều chất liệu và có giá trị trên nhiều mặt.
Tìm hiểu về tích cổ đồ trong nền văn hóa Việt Nam.
Sau đây mình sẽ chia sẻ cùng mọi người một số hiểu biết của mình; về đồ cổ được rút ra từ 10 năm kinh nghiệm sưu tầm của mình. Mọi người hãy cùng Đồ Gỗ Tĩnh đi tìm hiểu và chia sẻ một ít kiến thức về cổ đồ mà tĩnh hiểu được nhé :
Những loại đồ cổ được sưu tập, sắp xếp, có hệ thống và xác định niên đại hoặc thời đại. Người ta có thể thấy được trình độ kỹ thuật thẩm mỹ của con người và cộng đồng dân tộc; trong mỗi triều đại hay mỗi thời kỳ lịch sử. Để từ đó người sưu tầm có thể hiểu được một phần nào đó về thời kỳ đã qua trong lịch sử. Từ thời xưa con người đang sản xuất ra các món đồ và chỉ chơi những món đồ đó thôi.
Trước hết thời kỳ đồ đá có những cái đồ đá, đồ ngọc, đến đồ đồng. Đồ đồng thì người ta sản xuất những dụng cụ như thờ tự; về sau này là Hạc đồng Đỉnh đồng trước đó nữa là Trống đồng hoặc xoang; nồi, chảo… những đồ vật dụng sinh hoạt.Thông thường thì đồ chơi bằng đồng thì người ta cũng thường người ta làm một cách công phu hơn.
Ngay bản thân như cái trống đồng thì vẫn có giá trị sử dụng; để đánh trống đồng trong lễ hội. Cái vật trang trí đấy hình như có vấn đề về tâm linh thì người ta làm rất cầu kỳ. Có những cái người ta cũng làm rất đơn giản thôi. Song song với chuyện đó thì đồ gốm cũng thế, đồ dùng và đồ cổ; đồ thờ tự,đồ chơi , đồ thờ tự thì người ta làm lư hương, bát hương, đỉnh đồng. Tôi đi đồ sinh hoạt hằng ngày về làm rượu cốc chén, ấm chén.
Đồ cổ trong tích cổ đồ có ý nghĩa và giá trị.
Thông thường, đồ cổ có ý nghĩa và giá trị nổi bật; trên 2 mặt về mỹ thuật và kinh tế. Về mặt mỹ thuật; đồ cổ đem lại cho chúng ta cảm nhận thẩm mỹ và sự thưởng thức cái đẹp hiếm có do người xưa để lại. Về mặt kinh tế; đồ cổ có thể được định giá bằng tiền bạc với giá trị vật chất rất lớn. Thậm chí đó có thể coi là của để dành và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong lĩnh vực sưu tầm cổ vật thì rất đa dạng về các chủng loại cổ vật; nhưng đa phần người sưu tầm cổ vật thường chọn các chất liệu cổ vật như gỗ, gốm, kim khí và các loại đá quý ông.
Những người sưu tầm cổ vật lâu nay thường truyền khẩu về các tiêu chuẩn để đánh giá cổ vật. Đó là nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ hiếm. Đó là nguyên tắc chung những người sưu tầm cổ vật xưa nay. Dáng là mặt tổng thể, da có nghĩa là men sứ, tam toàn là không bị đập vỡ và tứ hiếm là 4 tiêu chí để đánh giá một món cổ vật từ đồ cổ.
Ngoài những tiêu chí thông thường như đã nêu trên để đánh giá chất lượng và giá trị của các cổ vật. Người xưa còn thường chú ý tới những tiêu chí nữa là độc và thân phận của cổ vật. Độ độc của cổ vật, nghĩa là cổ vật được làm từ thời xưa, ít không sản xuất đại trà. Thân phận của cổ vật là người sở hữu cổ vật thời xa xưa; chỉ có tầng lớp vua quan; từng lớp giàu có mới sở hữu những vật dụng đẹp, có độ kỹ xảo cao.
Dù có nhiều chất liệu, cổ vật khác nhau và ý thích sưu tầm khác nhau. Với mỗi người sưu tầm cổ vật; họ còn có thêm những kinh nghiệm tích lũy rất riêng của mình khi lựa chọn cổ vật. Nhưng họ vẫn phải lấy theo tiêu chí chọn lựa cổ vật của người xưa, để lại.
Hầu hết các vật dụng của con người đều truyền tải được giá trị lịch sử của một thời kỳ đã qua trong xã hội loài người.
Bởi thủa xưa, các vật dụng ấy được làm từ những đôi bàn tay khéo léo với đôi mắt nghề tinh tế và cẩn thận. Những món đồ cổ vật đã thể hiện rất rõ từng thời kỳ, từng biến cố trong lịch sử. Bằng cách ghi dấu các điển tích, các sự kiện lớn và các bài học về cách sống. Điều này đã được các nghệ nhân đưa vào một cách có ý đồ rất khéo léo. Chẳng hạn, những cái đồ đồng có thể có từ 2000 đến hơn 2000 năm trở lại đây; những cái đó có thể phục vụ trong đời sống sản xuất.
Người xưa cho rằng các cổ vật được sưu tầm thường mang những giá trị thẩm mỹ rất riêng. Và tùy theo cảm nhận của từng người mới thấy được cái hồn; cái tinh túy và cái tài của những người nghệ nhân xưa. Khi tạo tác giả từng món đồ cổ. Xưa kia mỗi lần tạo tác một vật dụng, các nghệ nhân thường cẩn thận chọn lựa các chất liệu để tạo tác dù là gỗ, gốm, kim loại hay đá quý. Bởi họ cho rằng chất liệu phải thật tốt thì sản phẩm mới tốt được. Sau đó, họ cẩn thận trong từng động tác; từng chi tiết, từ từ tạo ra giá trị cốt lõi cho sản phẩm.
Nghệ nhân chế tác.
Cho dù đã rất quen tay trong việc chế tác sản phẩm truyền thống; nhưng người nghệ nhân vẫn dành rất nhiều thời gian để nhìn, ngắm món đồ đã tạo tác của mình. Để chỉnh sửa các chi tiết chưa hợp lý và để cho sản phẩm càng hoàn thiện hơn. Do các sản phẩm thường được chế tác bằng tay và mất rất nhiều công sức nên các vật dụng thường mang đường nét riêng biệt. Không cái nào giống cái nào, cho dù cùng trên một dòng sản phẩm và cùng một người nghệ nhân tạo tác.
Ngoài những kinh nghiệm sưu tầm cổ vật mang tính trực quan, người xưa còn cho rằng sưu tầm và nghiên cứu cổ vật. Là hai lĩnh vực không thể tách rời trong nghề chơi cổ vật bởi những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, khảo cổ, văn hóa cổ xưa. Giúp người sưu tầm cổ vật nhận biết được giá trị của mỗi cổ vật để từ đó trân trọng và lưu giữ những tinh hoa tạo tác của người xưa.
Tích cổ đồ thường được đem ứng dụng trong nghệ thuật chế tác đồ gỗ mỹ nghệ.
Những hình ảnh về cổ vật như lư đồng, bình gốm hay bút, giấy, mực nghiêng thường được thấy ở trong các kiến trúc xưa của người Việt. Những hình ảnh được lấy từ tích cổ đồ còn được ứng dụng trong làm đồ gỗ mỹ nghệ. Chúng thường được đục chạm và điêu khắc thành những họa tiết của những bộ bàn ghế. Chi tiết cổ đồ mang nét đẹp văn hóa truyền thông Việt Nam xen lẫn yếu tố tâm linh của từng món đồ. Họa tiết cổ đồ thường được thấy trên những bộ bàn ghế trường kỷ ví dụ như : trường kỷ cổ đồ đại, trường kỷ tam sơn cổ đồ.
Ngoài ra chúng còn xuất hiện trên nhiều món đồ gỗ khác như tủ bày đồ, bàn trung đường… Tích cổ đồ từ xưa đã ăn sâu vào cuộc sống của những người nghệ nhân sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Họa tiết cổ đồ dần trở thành chi tiết quan trọng trong thể thiếu được trong ngành đồ gỗ mỹ nghệ.
kết lại
Bài viết trên được rút ra từ kiến thức nhỏ nhoi của mình và mình cũng đã đi tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Đó cũng chỉ là ý kiến của riêng mình nếu các bạn có góp ý gì thêm thì mong các bạn chia sẻ. Mình xin cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết của mình. Và nếu các bạn là một người đam mê đồ gỗ thì hãy bớt chút một ít thời gian để xem những sản phẩm của nhà mình qua website, youtube đồ gỗ tĩnh … Và nếu các bạn thấy thích bất kỳ sản phẩm nào thì hay alo luôn cho mình nhé mình luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.
Một lần nữa mình xin trân thành cảm ơn.