Ghế Trường Kỷ Gỗ Tích Tam Quốc là mẫu bàn ghế được làm theo lối xưa chứa đựng vô cùng nhiều ý nghĩa nhân văn. Bộ trường kỷ được làm dựa trên điển tích nội tiếng trong câu chuyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của tác giả La Quán Trung. Một câu chuyện có đầy đủ ý nghĩa nhân văn bao hàm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín hay những hàm ý xấu trong cuộc sống. Với một số điển tích nổi tiếng như : Tam Cố Thảo Lư, Tam anh chiến Lã Bố, Kết Nghĩa Vườn Đào … mỗi điển tích một đều mang một ý nghĩa riêng biệt.
Đồ Gỗ Tĩnh giới thiệu một bộ sản phẩm rất phổ biến trên thị trường đồ gỗ : Trường kỷ Tam Quốc gỗ gụ – đây là một sản phẩm với phong cách thiết kế theo phong cách cổ xưa. Đó chính là những điển tích Tam Quốc Diễn Nghĩa được khắc họa lại bởi bàn tay người nghệ nhân điêu khắc. Thổi hồn vào những đường điêu khắc từ những điển tích của tam quốc trên nền gỗ gụ tạo ra những bức tranh nổi bật hết sức có hồn. Sau đây xin quý vị cùng Đồ Gỗ Tĩnh khám phá chi tiết cụ thể của tác phẩm trường kỷ tam quốc gỗ gụ.
Thông tin Ghế Trường Kỷ Gỗ Tích Tam Quốc.
► Chất liệu gỗ: Gỗ gụ
► Số món: 3 món
► Kích thước chuẩn:
– Ghế trường: Dài 2m10 Sâu 61cm Cao 1m20
– Bàn: Bàn Rộng 56 cm Dài 1m10 cao 80 cm
► Kiểu dáng: Trường tích 9 chỉ
► Màu sắc: Đen giả cổ.
► Xuất xứ: Được sản xuất từ xưởng sản xuất của Đồ Gỗ Tĩnh
► Giá tham khảo: 37.000.000 đ
► Hình thức giao hàng: Vận chuyển an toàn trên 64 tỉnh thành (Đặc biệt miễn phí khu vực Nam Định, Hà Nội ).
Một số hình ảnh nổi bật của Ghế Trường Kỷ Gỗ Tích Tam Quốc
Bộ sản phẩm được lên màu cánh gián trên nền gỗ gụ đã khô, thế nên quý khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng; không cần quá lo lắng về vấn đề co ngót của chất gỗ. Đây làm một bộ bàn ghế với kích thước trung bình, phù hợp với mọi không gian gia đình Việt nói chung. Bộ Tam Quốc này được kê trong những không gian lối xưa, không gian phòng thờ,… lại càng làm tăng thêm giá trị vốn có của không gian đó.
Một số điển tích nổi tiếng trên Tràng tích
Chắc hẳn, quý vị cũng đều biết đến truyền thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa đình đám của Trung Quốc Rồi. Bộ trường với 6 lô đục – 6 điển tích kinh điển của Tam Quốc.
• Tam cố thảo lư ( Lưu Bị ba lần ghé lều cỏ để cầu Gia Cát Lượng )
• Quan Vũ qua năm ải chém sáu tướng
• Lưu Bị và Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
• Kết nghĩa vườn đào
• Tào tháo ngủ ngày
• Trương Phi đại chiến Lữ Bố