Chuyên mục lưu trữ: Hình tượng trong thiết kế đồ gỗ nội thất

Ý Nghĩa Hình Tượng Mai Điểu.

Mai Điểu tức là hoa mai và loài chim là những cảnh vật tự nhiên mang nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hoa Mai trong sạch, khiêm tốn, được thiên hạ kính trọng, đã thu hút không biết bao nhiêu văn nhân yêu mến và ca ngợi. Hoa Mai thường xuất hiện là sự kết hợp của ” Chim Điểu “, tượng trưng cho nhiều phẩm chất đẹp. Hình ảnh “Mai Điểu” tượng trưng cho “hạnh phúc,bình yên của cuộc sống”. Hình ảnh những chú chim đang đứng trên chồi hoa mai. Hót líu lo nói lên ngụ ý rằng những chú chim họa mi đang rất vui và những sự kiện hạnh phúc sắp đến.

Sập thập điểu quần mai sử dụng hình tượng Mai Điểu.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Mai Điểu.

     1. Hoa Mai.

Hoa mai được mệnh danh là đệ nhất trong “Tứ quý” đứng đầu trong các loài hoa. Và là một trong “Ba người bạn của năm tháng”; bởi vào mùa đông, nó vẫn nở kiêu hãnh trên cành trong gió lạnh khắc nghiệt. Là nét văn hóa cổ truyền của con người nước ta, là linh hồn dân tộc. Sự kiêu ngạo của Hoa Mai là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ tiến lên một cách can đảm, bền bỉ, không ngại gian khổ, nguy hiểm. Tất cả đều yêu thích hoa mai từ hàng nghìn năm nay. Hoa mai là ngôi sao của sự trường thọ trong loài hoa; và có rất nhiều loại hoa mai ở nhiều vùng trên cả nước.

Dân gian có câu nói mai có “tứ đức”, “ngũ phúc”, năm cánh của hoa mai tượng trưng cho điềm lành. Là năm vị thần điềm lành phù hộ, phú quý, trường thọ, vinh hoa, phú quý. Hoa mai có năm cánh tượng trưng cho hạnh phúc, giàu sang, trường thọ, hạnh phúc và phú quý.

Những cây hoa mai sừng sững, đủ các cành, uốn mình, muôn sắc hoa rực rỡ. Cành già và cành mới thanh cao, hiên ngang; hiên ngang thể hiện hương thơm nồng quyến rũ của hoa mai. Các cành của thân chính có móc ở giữa, thẳng đứng và cứng cáp. Hoa mai trên cành thi nhau nở ra nhị hoa xen kẽ, dày mỏng đầy quyến rũ. Một vài con chim điểu lảng vảng trong những bông hoa, một cảnh tượng của những loài chim và những bông hoa.

     2. Chim Điểu.

Loài chim trong con mắt của nhiều người Việt Nam, tượng trưng cho lòng tốt, sự thông minh và sự tự do.Trong thần thoại Hy Lạp, chim công tượng trưng cho nữ thần Hera. Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chim công là loài chim cao quý, mang nhiều ý nghĩa. Tương truyền, chim công xinh đẹp là hóa thân của phượng hoàng, vua của các loài chim, chim công có thể mang lại may mắn và bình an cho con người. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn chọn đeo trang sức bạc hình con công để xua đuổi tà ma, tránh tà.

Tôi không biết bạn có để ý trong các bộ phim cổ trang rằng một số con vật thường được thêu trên lễ phục chính thức của một số quan chức thời xưa, chẳng hạn như trăn và hổ. Chim công cũng là một trong những loài vật này, có tương lai tươi sáng. Đồng thời, khi một số tướng lĩnh lập chiến công trong chiến tranh, hoàng đế thường ban thưởng lông đuôi công. Vì vậy, chim công tượng trưng cho một tương lai tươi sáng và tài lộc chính thức thịnh vượng.

Chim công là một loài chim rất đẹp, đặc biệt là khi chim công trên màn ảnh. Chim công khai trương mang ý nghĩa hạnh phúc. Đồng thời, chim công có lông màu trắng trên đầu; đây là từ đồng âm với nghĩa “đầu bạc răng trắng”; nên chim công ngày nay chủ yếu được dùng để cầu hôn. Các cặp vợ chồng sắp cưới thường đeo mặt dây chuyền chim công; tượng trưng cho cuộc sống sau hôn nhân hạnh phúc, bên nhau về già.

Mai Điểu được sử dụng nhiều trong thiết kế đồ gỗ nội thất.

Hoa mai và chim điểu trong quan niệm dân gian, có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vì thế chúng thường được sử dụng trong tranh vẽ, tranh điêu khắc hay tranh khảm để làm vật tranh trí trong nhà. Trong thiết kế đồ gỗ nội thất cũng vậy hình ảnh mai điểu được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Vì thế mới có những tên gọi : Sập thập điểu quần mai, tủ mai điểu hay ghế mai điểu… Hình ảnh mai điểu dường như không thể thiếu trong thiết kế nội thất. Những món đồ nội thất có hình ảnh mai điểu thường mang ý nghĩa là sự tự do, hạnh phúc, bình yên của cuộc sống. Những ý nghĩa tốt đẹp này là mong muốn của những người nghệ nhân đến với gia chủ.

Sản phẩm Sập Thập Điểu Quần Mai Gỗ Gụ

sập thập điểu quần mai (1)
sập thập điểu quần mai (4)
sập thập điểu quần mai (6)
sập thập điểu quần mai (7)

Ý Nghĩa Hình Tượng Bảo Áp Xuyên Liên ” Vịt Tắm Ao Sen “

Vịt tắm ao sen hay còn gọi là ” Bảo Áp Xuyên Liên ” là hình tượng quen thuộc thường thấy trên tranh vẽ, tranh thêu. Hay những món đồ nội thất như : trường kỷ, sập gỗ, tranh gỗ cũng được điêu khắc hình ảnh vịt tắm ao sen. Con vịt là hình ảnh quen thuộc ở vùng quê dân dã, chúng thuộc họ nhà chim sông trên bờ và thích bơi lội dưới nước. Hình ảnh những chú vịt cũng đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca từ xưa đên nay. Cũng có nhiều bài hát về chú vịt được nhiều nhạc sĩ viết ra nhằm mục đích giải trí cho các em thiếu nhi. Vì thế hình ảnh vịt tượng trưng cho sự trong sáng cũng như tình yêu, sự tận tâm, chung thủy sắc son.

Hình ảnh vịt tắm ao sen có ý nghĩa ra sao ?

Ý nghĩa vịt tắm ao sen trong phong thủy và nội thất.

Hình ảnh sen vịt là hình ảnh quen thuộc; trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp hình ảnh sen vịt trong những bức tranh hay những món đồ nội thất. Tại sao hình ảnh sen vịt lại được lựa trọn để vẽ tranh hay điêu khắc; trên những món đồ trang trí và được đặt rất nhiều ở phòng khách?. Bởi vì hình ảnh sen vịt tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời.

Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.

Hình ảnh sen vịt thường xuất hiện theo cặp vì thế chúng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng một lòng sắc son, chung thủy. Vịt trong hồ sen là cảnh tượng lãng mạng, hạnh phúc, hai chú vịt tự do bơi lội quấn quýt bên nhau. Giữa cảnh đẹp hồ sen thơ mông với hai màu chủ đạo là xanh của lá và hồng của cánh hoa. Giữa hồ nước thanh mát hình ảnh sen vịt xuất hiện cùng nhau tạo lên một cảnh đẹp tuyệt mỹ mà bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải rung động.

Sen là biểu hiện cho sự thanh tao và tinh khiết ” Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ” . Bùn chính là biểu hiện cho sự đen tối, những cám dỗ trong cuộc sống. Hoa sen đại diện cho sự giác ngộ và thanh tịnh; sông ở ao hồ gần bụi nhưng vẫn giữ được mùi hương thơm, không ô uế, nhiễm bẩn. Hình ảnh sen vịt được kết hợp nhằm ý nói tình cảm vợ chồng luôn vững bền; dù cho chuyện gì sảy ra, gặp nhiều khó khăn, hay đứng trước hàng vạn cám dỗ, nhưng tình cảm vợ chồng vẫn trước sau như một.

Tượng trưng cho thi cử đỗ đạt công danh.

Bảo Áp Xuyên Liên chính là có ý nghĩa nói lên truyện thông đạt trong các cuộc thi cử. Theo nho giáo, “Bảo” có nghĩa là đảm bảo hoặc bầu cử chức vụ gì đó. Trong chữ “Áp” có chữ giáp đồng nghĩa với chữ giáp trong khoa cử. Vì thế câu Bảo Áp Xuyên Liên là một lời chúc các sĩ tử trong nhà gia chủ được đỗ đạt cao trong thi cử, đề tên trên bảng vàng.

Chữ Liên 蓮-Hoa Sen còn đồng âm với chữ Liên 連-(Liên tục, Liện tiếp). Hoa Sen ngoài tượng trưng cho sự Thanh tao, nhã nhặn, tĩnh khiết, ý chí vươn lên, “Thanh liêm nhất phẩm”. Liên Giáp (連甲) liên tục đứng đầu, đỗ đầu trong kỳ thi, thăng tiến sự nghiệp.

Hình ảnh Bảo Áp Xuyên Liên chính là mong muốn cho mọi người trong gia đình gia chủ luôn chăm học, và đỗ đạt trong thi cử đem lại vinh quang về cho gia đình bằng chính sức lực của mình.

Tượng trưng cho tài lôc.

Trong bức tranh vịt tắm ao sen có chủ thể là những chú vịt và những nhánh sen. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì nước chiếm phần nhiều của bức tranh. Nước trong phong thủy thì có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp đặc biệt là tài lộc. Con người Việt Nam thường có câu ” Tiền Vào Như Nước” gần giống như câu “Thủy Quản Tài Lộc” của người xưa. Vì thế trong phong thủy yếu tố nước có ý nghĩa về tài lộc, tạo sinh khí cát tường cho gia chủ.

Một số sản phẩm nội thất có kết hợp hình ảnh vịt tắm ao sen.

Mời quý vị xem một vài hình ảnh trường kỷ sen vịt.

trường kỷ sen vịt (1)
trường kỷ sen vịt (4)
trường kỷ sen vịt (6)
trường kỷ sen vịt (7)
trường kỷ sen vịt (9)

Mời quý vị xem thêm một số hình ảnh về sập gỗ sen vịt.

sập ngồi sen vịt (1)
sập ngồi sen vịt (4)
sập ngồi sen vịt (3)
sập ngồi sen vịt (2)

Tích Cổ Đồ Trong Thiết Kế Đồ Nội Thất.

Tích cổ đồ là nói về những món đồ cổ; là những vật dụng thường ngày do con người sáng tạo ra. Trong quá khứ lịch sử; những đồ cổ này được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và chúng được bảo tồn. Cho đến nay, người ta quan niệm rằng đồ cổ; là những sản phẩm phải có tuổi đời từ 100 năm trở lên. Từ xưa đến nay, trong xã hội đã có nhiều người thích sưu tầm; những vật dụng có niên đại từ nhiều năm trước đây. Bởi những món đồ cổ đó được làm bằng tay; với trình độ vô cùng tinh xảo của các nghệ nhân. Thuở xưa, đồ cổ có rất nhiều loại; chúng được làm bằng nhiều chất liệu và có giá trị trên nhiều mặt.

tích cổ đồ

Tìm hiểu về tích cổ đồ trong nền văn hóa Việt Nam.

Sau đây mình sẽ chia sẻ cùng mọi người một số hiểu biết của mình; về đồ cổ được rút ra từ 10 năm kinh nghiệm sưu tầm của mình. Mọi người hãy cùng Đồ Gỗ Tĩnh đi tìm hiểu và chia sẻ một ít kiến thức về cổ đồ mà tĩnh hiểu được nhé :

Những loại đồ cổ được sưu tập, sắp xếp, có hệ thống và xác định niên đại hoặc thời đại. Người ta có thể thấy được trình độ kỹ thuật thẩm mỹ của con người và cộng đồng dân tộc; trong mỗi triều đại hay mỗi thời kỳ lịch sử. Để từ đó người sưu tầm có thể hiểu được một phần nào đó về thời kỳ đã qua trong lịch sử. Từ thời xưa con người đang sản xuất ra các món đồ và chỉ chơi những món đồ đó thôi.

Trước hết thời kỳ đồ đá có những cái đồ đá, đồ ngọc, đến đồ đồng. Đồ đồng thì người ta sản xuất những dụng cụ như thờ tự; về sau này là Hạc đồng Đỉnh đồng trước đó nữa là Trống đồng hoặc xoang; nồi, chảo… những đồ vật dụng sinh hoạt.Thông thường thì đồ chơi bằng đồng thì người ta cũng thường người ta làm một cách công phu hơn.

Ngay bản thân như cái trống đồng thì vẫn có giá trị sử dụng; để đánh trống đồng trong lễ hội. Cái vật trang trí đấy hình như có vấn đề về tâm linh thì người ta làm rất cầu kỳ. Có những cái người ta cũng làm rất đơn giản thôi. Song song với chuyện đó thì đồ gốm cũng thế, đồ dùng và đồ cổ; đồ thờ tự,đồ chơi , đồ thờ tự thì người ta làm lư hương, bát hương, đỉnh đồng. Tôi đi đồ sinh hoạt hằng ngày về làm rượu cốc chén, ấm chén.

Đồ cổ trong tích cổ đồ có ý nghĩa và giá trị.

Thông thường, đồ cổ có ý nghĩa và giá trị nổi bật; trên 2 mặt về mỹ thuật và kinh tế. Về mặt mỹ thuật; đồ cổ đem lại cho chúng ta cảm nhận thẩm mỹ và sự thưởng thức cái đẹp hiếm có do người xưa để lại. Về mặt kinh tế; đồ cổ có thể được định giá bằng tiền bạc với giá trị vật chất rất lớn. Thậm chí đó có thể coi là của để dành và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong lĩnh vực sưu tầm cổ vật thì rất đa dạng về các chủng loại cổ vật; nhưng đa phần người sưu tầm cổ vật thường chọn các chất liệu cổ vật như gỗ, gốm, kim khí và các loại đá quý ông.

Những người sưu tầm cổ vật lâu nay thường truyền khẩu về các tiêu chuẩn để đánh giá cổ vật. Đó là nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ hiếm. Đó là nguyên tắc chung những người sưu tầm cổ vật xưa nay. Dáng là mặt tổng thể, da có nghĩa là men sứ, tam toàn là không bị đập vỡ và tứ hiếm là 4 tiêu chí để đánh giá một món cổ vật từ đồ cổ.

Ngoài những tiêu chí thông thường như đã nêu trên để đánh giá chất lượng và giá trị của các cổ vật. Người xưa còn thường chú ý tới những tiêu chí nữa là độc và thân phận của cổ vật. Độ độc của cổ vật, nghĩa là cổ vật được làm từ thời xưa, ít không sản xuất đại trà. Thân phận của cổ vật là người sở hữu cổ vật thời xa xưa; chỉ có tầng lớp vua quan; từng lớp giàu có mới sở hữu những vật dụng đẹp, có độ kỹ xảo cao.

Dù có nhiều chất liệu, cổ vật khác nhau và ý thích sưu tầm khác nhau. Với mỗi người sưu tầm cổ vật; họ còn có thêm những kinh nghiệm tích lũy rất riêng của mình khi lựa chọn cổ vật. Nhưng họ vẫn phải lấy theo tiêu chí chọn lựa cổ vật của người xưa, để lại.

Hầu hết các vật dụng của con người đều truyền tải được giá trị lịch sử của một thời kỳ đã qua trong xã hội loài người.

Bởi thủa xưa, các vật dụng ấy được làm từ những đôi bàn tay khéo léo với đôi mắt nghề tinh tế và cẩn thận. Những món đồ cổ vật đã thể hiện rất rõ từng thời kỳ, từng biến cố trong lịch sử. Bằng cách ghi dấu các điển tích, các sự kiện lớn và các bài học về cách sống. Điều này đã được các nghệ nhân đưa vào một cách có ý đồ rất khéo léo. Chẳng hạn, những cái đồ đồng có thể có từ 2000 đến hơn 2000 năm trở lại đây; những cái đó có thể phục vụ trong đời sống sản xuất.

Người xưa cho rằng các cổ vật được sưu tầm thường mang những giá trị thẩm mỹ rất riêng. Và tùy theo cảm nhận của từng người mới thấy được cái hồn; cái tinh túy và cái tài của những người nghệ nhân xưa. Khi tạo tác giả từng món đồ cổ. Xưa kia mỗi lần tạo tác một vật dụng, các nghệ nhân thường cẩn thận chọn lựa các chất liệu để tạo tác dù là gỗ, gốm, kim loại hay đá quý. Bởi họ cho rằng chất liệu phải thật tốt thì sản phẩm mới tốt được. Sau đó, họ cẩn thận trong từng động tác; từng chi tiết, từ từ tạo ra giá trị cốt lõi cho sản phẩm.

Nghệ nhân chế tác.

Cho dù đã rất quen tay trong việc chế tác sản phẩm truyền thống; nhưng người nghệ nhân vẫn dành rất nhiều thời gian để nhìn, ngắm món đồ đã tạo tác của mình. Để chỉnh sửa các chi tiết chưa hợp lý và để cho sản phẩm càng hoàn thiện hơn. Do các sản phẩm thường được chế tác bằng tay và mất rất nhiều công sức nên các vật dụng thường mang đường nét riêng biệt. Không cái nào giống cái nào, cho dù cùng trên một dòng sản phẩm và cùng một người nghệ nhân tạo tác.

Ngoài những kinh nghiệm sưu tầm cổ vật mang tính trực quan, người xưa còn cho rằng sưu tầm và nghiên cứu cổ vật. Là hai lĩnh vực không thể tách rời trong nghề chơi cổ vật bởi những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, khảo cổ, văn hóa cổ xưa. Giúp người sưu tầm cổ vật nhận biết được giá trị của mỗi cổ vật để từ đó trân trọng và lưu giữ những tinh hoa tạo tác của người xưa.

Tích cổ đồ thường được đem ứng dụng trong nghệ thuật chế tác đồ gỗ mỹ nghệ.

Trường kỷ cổ đồ đại 10 món.

Những hình ảnh về cổ vật như lư đồng, bình gốm hay bút, giấy, mực nghiêng thường được thấy ở trong các kiến trúc xưa của người Việt. Những hình ảnh được lấy từ tích cổ đồ còn được ứng dụng trong làm đồ gỗ mỹ nghệ. Chúng thường được đục chạm và điêu khắc thành những họa tiết của những bộ bàn ghế. Chi tiết cổ đồ mang nét đẹp văn hóa truyền thông Việt Nam xen lẫn yếu tố tâm linh của từng món đồ. Họa tiết cổ đồ thường được thấy trên những bộ bàn ghế trường kỷ ví dụ như : trường kỷ cổ đồ đại, trường kỷ tam sơn cổ đồ.

Ngoài ra chúng còn xuất hiện trên nhiều món đồ gỗ  khác như tủ bày đồ, bàn trung đường… Tích cổ đồ từ xưa đã ăn sâu vào cuộc sống của những người nghệ nhân sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Họa tiết cổ đồ dần trở thành chi tiết quan trọng trong thể thiếu được trong ngành đồ gỗ mỹ nghệ.

kết lại

Bài viết trên được rút ra từ kiến thức nhỏ nhoi của mình và mình cũng đã đi tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Đó cũng chỉ là ý kiến của riêng mình nếu các bạn có góp ý gì thêm thì mong các bạn chia sẻ. Mình xin cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết của mình. Và nếu các bạn là một người đam mê đồ gỗ thì hãy bớt chút một ít thời gian để xem những sản phẩm của nhà mình qua website, youtube đồ gỗ tĩnh … Và nếu các bạn thấy thích bất kỳ sản phẩm nào thì hay alo luôn cho mình nhé mình luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.

Một lần nữa mình xin trân thành cảm ơn.

Hình Tượng Ngũ Lân Vờn Cầu Trong Thiết Kế Nội Thất.

Ngũ lân vờn cầu là hình tượng thường xuyên xuất hiện ở không gian kiến trúc Châu Á truyền thống. Hình ảnh kỳ lân xuất hiện ở trong kiến trúc từ lâu đã là nét đẹp văn hóa truyền thống được nhiều người Việt yêu thích. Trong kiến trúc cổ xưa của người Việt, hình ảnh kỳ lân thường được bố trí theo cặp hoặc theo số lô ban phong thủy. Thời phong kiến cặp kỳ lân thường được xắp xếp đứng trầu trước cung điện nhà vua, hay đứng hai bên cửa thành, cửa nhà. Và một số ít hình ảnh kỳ lân xuất hiện theo số lô ban như hình ảnh tam lân vờn cầu, ngũ lân vờn cầu thường thấy xuất hiện ở đồ gỗ nội thất như bàn ghế ngũ lân vờn cầu.

Hình Tượng Ngũ Lân Vờn Cầu Trong Thiết Kế Nội Thất.

Kỳ lân theo wikipedia.org

Kỳ lân (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lânli, là một trong bốn linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… Trong truyền thuyết của Trung Quốc thì Kỳ Lân được xem là đã trở nên giống như một con hổ sau khi sự biến mất của chúng trong thực tế và được cách điệu theo kiểu hươu cao cổ trong triều đại nhà Minh. ( trích wikipedia.org )

Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng naitai chótrán lạc đàmắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươuđuôi . Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng ta khác tưởng tượng này, Điều có thể nhận ngay ra rằng khi nhìn vào hình tượng Kỳ Lân Việt Nam có chút khác so với Kỳ Lân Trung Quốc ở chỗ Kỳ Lân Việt Nam có đôi mắt to, mũi to, mõm ngắn đặc biệt phần đuôi xù ra hoặc rẽ quạt toát lên vẻ ngoài thân quen, vui vẻ, thân thiện hoạt bát dễ gần không ù lì, chễm chệ, dọa nạt như Kỳ Lân Trung Hoa.

Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương. Kỳ lân Việt Nam nó cũng không ăn thịt hay làm hại bất kỳ con vật nào và không bao giờ uống nước bẩn.

Trong không gian kiến trúc của người Việt, có khi kỳ lân được bài trí thành từng cặp, đứng chầu trước cung điện của vua, đầu hướng về phía cung điện nhằm biểu hiện lòng trung thành; có khi kỳ lân được bài trí ở trước điện thờ, đền miếu, mặt hướng ra bên ngoài, biểu tượng cho sự tôn nghiêm, kính cẩn. Kỳ lân còn biểu hiện cho uy quyền của nhà vua, vì thế trên ngai vua triều Nguyễn có đôi kỳ lân dùng làm chỗ đặt chân của nhà vua. Kỳ lân còn là linh vật biểu trưng cho thái tử trong mối quan hệ: rồng (nhà vua) – kỳ lân (thái tử) – phượng hoàng (hoàng hậu).

Ngũ lân vờn cầu trong thiết kế nội thất.

Đây là ý kiến cá nhân của mình với tư các là một người thợ mộc hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế đồ dùng nội thất. Thì mình tìm hiểu về hình ảnh ngũ lân vờn cầu có những ý nghĩa sau đây mời các bạn cùng tham khảo nha.

Hình ảnh ngũ lân vờn cầu trong thiết kế đồ dùng nội thất như bộ trường kỷ ngũ lân trong ảnh.

NGŨ LÂN, TAM LÂN VỜN CẦU là hình ảnh có ý nghĩa đem lại may mắn và vượng khí cho gia chủ. Chính vì thế kỳ lân là một trong bốn linh vật được con người mến mộ và sử dụng nhiều trong không gian kiến trúc. Trong tín ngưỡng của con người Việt Nam thì lân là hình tượng của lòng trung thành, lòng kính cẩn, cho sự tôn nghiêm. Lân trong phong thủy còn có tác dụng xua đuổi tà khí trong nhà vì thế chúng ta thường thấy hình ảnh cặp kỳ lân đứng trước cổng. Hình ảnh ngũ lân vờn cầu còn thường được thấy trong các dịp khai trương cửa hàng, mừng nhà, cắt băng khánh thành công trình. Múa lân chính là hình tượng 5 người vào vai 5 chú lân để múa và vờn cầu. Trong khai trương nếu có tiết mục ngũ lân múa vờn cầu thì là thể hiện lòng mong muốn cầu may mắn bình an và tài lộc của gia chủ.

Tóm Lại

Bài viết trên được rút ra từ kiến thức nhỏ nhoi của mình và mình cũng đã đi tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Đó cũng chỉ là ý kiến của riêng mình nếu các bạn có góp ý gì thêm thì mong các bạn chia sẻ. Mình xin cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết của mình. Và nếu các bạn là một người đam mê đồ gỗ thì hãy bớt chút một ít thời gian để xem những sản phẩm của nhà mình qua website, youtube … Và nếu các bạn thấy thích bất kỳ sản phẩm nào thì hay alo luôn cho mình nhé mình luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.

Một lần nữa mình xin trân thành cảm ơn.